05 lưu ý mới nhất về HĐLĐ thời vụ bạn nên biết

HĐLĐ thời vụ là hợp đồng quan trọng giúp đảm bảo quyền cũng như lợi ích của người lao động, của doanh nghiệp. HĐLĐ thời vụ có sự thay đổi mới về mẫu đơn.

Hiện nay HĐLĐ thời vụ đã được hủy bỏ và thay bằng loại hợp đồng khác. Kèm theo đó là những quy định mới về luật lao động. Do đó cả người lao động lẫn doanh nghiệp cần phải nắm rõ về những thay đổi mới trong hợp đồng lao động mùa vụ này để chủ động ký kết hợp đồng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích tối đa cho cả hai bên.

01- HĐLĐ thời vụ mới nhất được thay thế là gì? 

Từ năm 2021 trở về trước thì công nhân lao động thời vụ sẽ được ký kết HĐLĐ thời vụ với thời hạn tối đa là dưới 12 tháng. Tuy nhiên quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 (bắt đầu có hiệu lực từ 2021) thì hợp đồng lao động thời vụ sẽ bị xóa bỏ mà thay vào đó là áp dụng 2 loại hợp đồng mới thay thế cho HĐLĐ thời vụ trước kia.

HĐLĐ thời vụ được thay thế bằng hợp đồng LĐ xác định thời hạn.

Cụ thể Điều 20 Bộ luật Lao động đã chỉ rõ công nhân lao động ngắn hạn, thời vụ và người sử dụng lao động sẽ ký kết 1 trong 2 loại hợp đồng sau:

1- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Đây là dạng HĐLĐ thời vụ mà trong đó 2 bên (cả doanh nghiệp và người lao động) không xác định chính xác thời hạn cho thuê cũng như thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

2, Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Dạng HĐLĐ thời vụ này sẽ chỉ rõ thời hạn cho thuê (là bao lâu, bao nhiêu tháng, tối đa là 12 tháng trở xuống). Đồng thời hợp đồng cũng chỉ rõ điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian không quá 36 tháng.

Dựa theo quy định đó nếu như doanh nghiệp cần thuê lao động thì phải ký kết hợp đồng lao động có thời hạn với người lao động. Tùy theo tính chất công việc cũng như sự thỏa thuận từ phía 2 bên mà có thời gian cụ thể (thường là không quá 36 tháng).

02 – Hợp đồng thuê nhân công thời vụ có cần lập thành văn bản?

Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ rõ HĐLĐ thời vụ có thể giao kết bằng văn bản, bằng miệng (lời nói) hoặc bằng thông điệp dữ liệu. Như vậy hợp đồng lao động ngắn hạn, thời vụ không nhất thiết phải làm văn bản mà có thể bằng miệng hoặc dữ liệu.

tuy nhiên hợp đồng lao động miệng (bằng lời nói) chỉ áp dụng với HĐLĐ dưới 1 tháng và với người dưới 15 tuổi. Còn hợp đồng LĐ bằng văn bản hoặc dữ liệu thì có thể áp dụng được cho tất cả các loại hợp đồng khác nhau. 

03 – Hợp đồng lao động theo mùa vụ có được đóng bảo hiểm?

Khi ký HĐLĐ thời vụ thì nhiều người quan tâm liệu có cần đóng bảo hiểm không, có được đóng BH hay không. Trên thực tế việc người lao động có được đóng bảo hiểm hay không còn tùy vào loại hợp đồng LĐ mà họ đã ký với doanh nghiệp. Cụ thể:

Bảo hiểm xã hội

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chỉ rõ người lao động ký HĐLĐ thời vụ từ đủ 01 tháng trở lên sẽ tham gia BHXH bắt buộc. Theo đó mỗi tháng người lao động sẽ đóng 8% và doanh nghiệp đóng 17,5%.

Bảo hiểm y tế

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ người lao động ký kết hợp đồng mùa vụ có thời hạn đủ 03 tháng trở lên thì phải tham BHYT. 

Bảo hiểm thất nghiệp

Dựa theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 chỉ ra người lao động ký kết HĐLĐ thời vụ có hạn đủ 03 tháng trở lên sẽ phải tham gia BHTN. Mỗi tháng thì doanh nghiệp và người lao động sẽ đóng 1% tiền lương đóng BHXH vào quỹ BHTN.

Theo phân tích trên thì nếu HĐLĐ thời vụ mà dưới 3 tháng thì bạn chỉ đóng bảo hiểm xã hội, còn nếu hợp đồng thời vụ từ đủ 03 tháng trở nên sẽ phải đóng tất cả các loại BH.

04 – Ký HĐLĐ thời vụ có dễ nghỉ việc không?

Thực tế hợp đồng mùa vụ thường có thời hạn ký kết rất ngắn, thường là 1-3 hoặc 6 tháng. Với những dạng HĐLĐ thời vụ dưới 1 năm như thế này thì cả doanh nghiệp lẫn người lao động có thể dễ dàng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Tức là không phải bắt buộc phải làm hết thời hạn ký kết mới được nghỉ việc.

HĐLĐ thời vụ trên 3 tháng phải tham gia bảo hiểm.

Đối với người lao động mà muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng theo mùa vụ thì chỉ cần báo trước 3 ngày với doanh nghiệp là được. Còn với doanh nghiệp, nếu có lý do chính đáng cho thôi việc cũng chỉ việc thông báo trước khoảng 3 ngày. Còn nếu lao động mà tự bỏ việc 05 ngày liên tục trở nên có thể bị cho nghỉ ngay mà không cần báo.

05 – Mẫu đơn hợp đồng công nhân thời vụ mới nhất

Khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động nêu rõ HĐLĐ thời vụ cũng là 1 trong các dạng hợp đồng lao động, do đó cần phải nêu đủ nội dung thông tin cần thiết. Bao gồm:

– Tên và địa chỉ của người sử dụng LĐ, tên và chức danh của người giao kết HĐLĐ thuộc bên phía người sử dụng lao động

– Tên tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, giới tính, thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên phía người lao động

– Ghi rõ tính chất công việc và địa điểm cụ thể làm việc

– Nêu rõ thời hạn của HĐLĐ thời vụ là bao lâu

– Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi

– Mức lương, hình thức trả lương, thời gian trả lương và các phụ cấp nếu có

– Chế độ nâng lương, tăng bậc

– Thông tin về đóng các loại bảo hiểm

– Trang bị bảo hộ LĐ cho người lao động

– Kế hoạch đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nếu có…

Hiện mẫu đơn HĐLĐ thời vụ có sẵn trên mạng nên quý doanh nghiệp có thể trực tiếp tải về, tham khảo mẫu để làm văn bản ký kết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *