Công nhân thời vụ có phải đóng bảo hiểm không – điều này sẽ phải phụ thuộc vào thời gian lao động ghi trong hợp đồng của người lao động.
Công nhân thời vụ có phải đóng bảo hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của người lao động. Đặc biệt khi hiện nay các doanh nghiệp/công ty chủ yếu là thuê lao động thời vụ, ngắn hạn nên việc nắm rõ về quy định này sẽ giúp người lao động yên tâm hơn về chế độ lao động.
Công nhân thời vụ là như thế nào?
Công nhân thời vụ tức là lao động theo dạng mùa vụ, lao động ngắn hạn, chỉ thuê làm việc trong thời gian ngắn như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và tối đa là dưới 12 tháng… Tùy theo từng doanh nghiệp mà sẽ đưa ra mức thời gian thuê cố định.

Các trường hợp sau đây được coi là lao động thời vụ:
- Công nhân làm công việc có tính chất tạm thời, làm không thường xuyên
- Công việc đó có thể làm xong trong thời hạn trước 12 tháng
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các công ty sản xuất chế biến, các khu công nghiệp thường ưu tiên sử dụng công nhân thời vụ bởi vì lực lượng lao động thời vụ đông đảo (trong đó có cả sinh viên), không đòi hỏi yêu cầu trình độ cao, linh hoạt về thời gian, chi phí hợp lý. Ngược lại người lao động thời vụ cũng dễ dàng tìm được việc làm hấp dẫn, lương ổn, không bị gò bó nhiều về thời gian.
Công nhân thời vụ có phải đóng bảo hiểm không?
Mặc dù là nhân công thời vụ nhưng người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý theo quy định của luật lao động. Trong đó có quy định về đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
-
Đối với bảo hiểm xã hội
Công nhân thời vụ có phải đóng bảo hiểm không? Dựa theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định các đối tượng phải/được tham gia bảo hiểm xã hội bắc buộc. Trong đó ghi rõ người lao động mà là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của PL về lao động;
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng LĐ có thời hạn đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Như vậy công nhân thời vụ là đối tượng nằm trong nhóm hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Cho nên chỉ cần có hợp đồng và lao động đủ tối thiểu 01 tháng trở nên là bạn phải đóng bảo hiểm xã hội.
-
Đối với bảo hiểm y tế
Công nhân thời vụ có phải đóng bảo hiểm không? Khoản 1 Điều 1 thuộc Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã quy định về đối tượng phải đóng bảo hiểm y tế đó là: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
Theo quy định đó thì công nhân thời vụ có hợp đồng lao động và làm việc đủ 03 tháng trở lên bắt buộc sẽ phải đóng bảo hiểm y tế. Cụ thể mỗi tháng, công nhân sẽ đóng khoảng 1,5% tiền lương tháng đóng BHXH và thêm 3% vào quỹ bảo hiểm y tế.
-
Đối với bảo hiểm thất nghiệp
Công nhân thời vụ có phải đóng bảo hiểm không? Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là: người có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng làm việc xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Dựa theo quy định này thì công nhân thời vụ sẽ phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động có thời hạn đủ 03 tháng trở lên.
Lưu ý khi đóng bảo hiểm cho công nhân thời vụ
Quy định đóng bảo hiểm được đưa ra nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nghĩa vụ của người thuê lao động. Tuy nhiên điều này có thể dựa theo thỏa thuận giữa 2 bên bởi vì lao động thời vụ vốn mang tính chất ngắn hạn nên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đóng bảo hiểm cho lao động.
Vì vậy giải pháp tốt nhất lúc này là các doanh nghiệp đi thuê lại lao động ở các công ty Cung ứng lao động. Và người lao động sẽ trực tiếp đầu quân cho các công ty này, được đóng bảo hiểm đầy đủ, doanh nghiệp cũng dễ dàng tìm được nhân sự kịp thời mà không phải lo lắng vấn đề bảo hiểm.
Hy vọng với chia sẻ trên đã giúp các bạn giải đáp được công nhân thời vụ có phải đóng bảo hiểm không cũng như các chính sách để đóng bảo hiểm, giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động.