Hợp đồng thời vụ có đóng bảo hiểm không còn tùy theo thời hạn ký kết trong hợp đồng là 01 tháng hay 03 tháng.
Ký hợp đồng thời vụ có đóng bảo hiểm không là thắc mắc của rất đông lao động thời vụ hiện nay, kể cả là phía doanh nghiệp – người sử dụng lao động cũng rất quan tâm vấn đề này. Vậy hợp đồng thời vụ ngắn hạn có được đóng BH không hay chỉ hợp đồng dài hạn mới được đóng bảo hiểm? Câu hỏi sẽ được chúng tôi trả lời chi tiết ngay sau đây.
Hợp đồng thời vụ là gì?
Muốn biết hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không thì bạn cần hiểu rõ bản chất của hợp đồng lao động thời vụ là gì? Có thể hiểu đơn giản rằng đây là 1 loại hợp đồng lao động ghi nhận quan hệ LĐ giữa người sử dụng lao động (doanh nghiệp) và người lao động trong việc thực hiện công việc mang tính chất ngắn hạn, mùa vụ, công việc tạm thời dưới 12 tháng và không làm thường xuyên liên tục.
Trong bản hợp đồng thời vụ này cũng thể hiện đầy đủ các điều khoản mà 2 bên thỏa thuận, ví dụ như: nội dung công việc, quyền lợi nghĩa vụ của 2 bên, tiền lương, tiền thưởng, quy định xử phạt và một số nội dung khác liên quan.

Tuy nhiên hiện nay hợp đồng lao động thời vụ đã bị xóa bỏ và không còn được quy định trong Bộ luật lao động năm 2019 nên sẽ không còn khái niệm hợp đồng thời vụ nữa. Thay vào đó Luật Lao động chỉ ghi nhận 02 hợp đồng lao động là: hợp đồng LĐ xác định thời hạn và hợp đồng LĐ không xác định thời hạn. Như vậy lao động thời vụ ở đây sẽ được đổi thành hợp đồng lao động có xác định thời hạn (dưới 36 tháng).
Giao kết hợp đồng thời vụ có đóng bảo hiểm không?
Bảo hiểm là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bảo hiểm có 3 loại khác nhau đó là: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Đa phần mọi người sẽ nhầm tưởng, chỉ lao động ký hợp đồng dài hạn mới đóng bảo hiểm còn với lao động chỉ làm ngắn hạn, hợp đồng thời vụ thì không được đóng.
Tuy nhiên nhân viên thời vụ có phải đóng bảo hiểm không còn tùy thuộc vào thời hạn ký kết lao động trong hợp đồng là bao lâu, 1 tháng hay 3 tháng, tối đa là dưới 12 tháng. Nếu như trong hợp đồng chỉ ký kết làm đủ 1 tháng thì chế độ đóng bảo hiểm sẽ có sự khác biệt so với khi làm đủ 03 tháng trở lên.
Hợp đồng thời vụ có đóng bảo hiểm xã hội không?
Bảo hiểm xã hội là bảo hiểm do nhà nước quản lý nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của người LĐ trước các rủi ro bất ngờ. Cụ thể là sẽ bảo đảm thay thế hoặc là bù đắp 1 phần thu nhập của nhân viên thời vụ khi họ bị cắt giảm hoặc mất thu nhập.
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định những đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam thuộc các trường hợp sau:
– Lao động làm việc theo hợp đồng LĐ không xác định thời hạn, hợp đồng LĐ xác định thời hạn, hợp đồng LĐ theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn đủ 03 tháng – 12 tháng.
– LĐ làm việc theo hợp đồng LĐ có thời hạn từ đủ 01 đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng công an, những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp…
– Người làm việc ở nước ngoài theo HĐ quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo HĐ…
Như vậy hợp đồng thời vụ với thời hạn đủ 01 tháng trở lên thì sẽ bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội, người lao động thời vụ được đóng BHXH. Cụ thể mỗi tháng lao động thời vụ sẽ đóng 8% và người sử dụng LĐ đóng 17,5% tiền lương hàng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trong đó 3% là đóng vào quỹ ốm đau thai sản; đóng 0,5% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, còn đóng 14% là vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Làm thời vụ có đóng bảo hiểm y tế không?
Bảo hiểm y tế là bảo hiểm bắt buộc dành cho các đối tượng theo quy định của Luật nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đảm bảo quyền lợi khi không may xảy ra tai nạn lao động không vì mục đích lợi nhuận.
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng người lao động và người sử dụng LĐ phải đóng bảo hiểm y tế đó là:
– Người làm việc theo hợp đồng LĐ không xác định thời hạn hoặc hợp đồng LĐ mà có thời hạn đủ 3 tháng trở lên.
– Người làm việc không chuyên trách ở xã/ phường/thị trấn theo quy định của PL.
Xét theo quy định trên, lao động hợp đồng thời vụ đủ 03 tháng làm việc trở lên sẽ buộc phải tham gia bảo hiểm y tế. Cụ thể, mỗi tháng thì người lao động sẽ phỉa đóng khoảng 1,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm XH, còn người sử dụng lao động (doanh nghiệp) sẽ phải đóng 3% vào quỹ bảo hiểm y tế.
Hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm nhằm bù đắp 1 phần thu nhập cho người lao động khi người LĐ bị mất việc làm. Đồng thời bảo hiểm này sẽ hỗ trợ người lao động có thể tìm kiếm được việc làm, học nghề nếu bạn có đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Khi người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và không may bị mất việc thì Theo Điều 42 Luật Việc làm 2013, người lao động sẽ được: trợ cấp tiền thất nghiệp dựa theo số năm đóng, được tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ để học nghề…

Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là: Lao động ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng làm việc xác định thời hạn, hợp đồng thời vụ hoặc làm việc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Như vậy theo quy định này thì người lao động ký hợp đồng thời vụ đủ 03 tháng trở lên sẽ nằm trong nhóm đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy với câu hỏi hợp đồng thời vụ có đóng bảo hiểm không thì câu trả lời là:
+Hợp đồng lao động thời vụ đủ 01 tháng trở lên và dưới 03 tháng thì chỉ được/chỉ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
+ Nếu hợp đồng LĐ thời vụ mà đủ 03 tháng trở lên và dưới 12 tháng thì bạn sẽ được/sẽ phải đóng đầy đủ cả 03 loại bảo hiểm trên gồm: BHXH, BHYT và BHTN.
Các mức đóng này cả người lao động lẫn người sử dụng lao động sẽ đều phải đóng và có tính % đóng riêng được quy định rõ trong luật lao động.
HĐ thời vụ nghỉ việc có được hưởng thất nghiệp không?
Theo Luật lao động quy định, lao động giao kết hợp đồng thời vụ đủ 03 tháng làm việc trở lên sẽ tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên để được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc thì người lao động phải đáp ứng điều kiện sau:
– Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc. Đặc biệt chấm dứt hợp đồng khi hết hạn hoặc có sự thỏa thuận giữa 2 bên. Còn nếu như người lao động mà đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với luật thì không được hưởng trợ cấp.
– Người lao động thời vụ muốn được trợ cấp thất nghiệp thì phải đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
– Đã nộp thủ tục hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lên trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian thời gian03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
– Đồng thời người lao động chưa tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Chú ý: khi xin trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ.
Để biết chính xác hợp đồng thời vụ có đóng bảo hiểm không, đóng những loại bảo hiểm nào, các bạn có thể liên hệ với các dịch vụ tư vấn uy tín để được tư vấn.