Những điều cần biết về hợp đồng cho thuê lại lao động

Hợp đồng cho thuê lại lao động quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động, được in thành 2 văn bản và mỗi bên giữ 1 văn bản.

Hợp đồng cho thuê lại lao động là văn bản quan trọng không thể thiếu nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của cả 2 bên (bên thuê và cho thuê). Tuy nhiên hợp đồng này có nhiều nội dung, các quy định và quy tắc cụ thể. Do đó việc nắm rõ về hợp đồng cho thuê lao động sẽ giúp doanh nghiệp cũng như bên cho thuê lao động đưa ra ký kết chính xác nhất.

Hợp đồng cho thuê lại lao động là gì?

Theo nội dung tại Khoản 2 Điều 52, Bộ Luật lao động năm 2019 đã quy định rõ hoạt động cho thuê lại lao động được xem là một ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Đồng thời ngành nghề này chỉ được thực hiện bởi các đơn vị/ doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại LĐ và được áp dụng đối với một số công việc nhất định. Chính vì vậy bắt buộc phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động theo đúng pháp luật.

Hợp đồng cho thuê lại lao động.

Hợp đồng cho thuê lại lao động đó chính là văn bản pháp lý thoả thuận, được ký kết giữa doanh nghiệp/ công ty cho thuê lao động và bên công ty thuê lại lao động. Tuy nhiên không phải công việc nào cũng có thể được phép cho thuê lao động, mà phải căn cứ từng công việc cụ thể. 20 công việc đó cũng đã được quy định rõ trong luật.

Quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động

Điều 55 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định rõ về hợp đồng cho thuê lại lao động:

– Doanh nghiệp/bên cho thuê lại lao động cũng như bên thuê lại lao động phải tiến hành ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động thông qua văn bản rõ ràng (có mẫu đơn). Đồng thời Hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản đó phải được lập thành 02 bản và mỗi bên sẽ giữ một bản.

– Hợp đồng cho thuê lại lao động không được phép có những thỏa thuận mà  quyền và lợi ích của người lao động lại thấp hơn so với hợp đồng lao động mà bên doanh nghiệp/đơn vị cho thuê lại đã ký kết với người lao động trước đó. Nói cách khác, trong hợp đồng này quyền lợi của người lao động phải bằng hoặc hơn.

Nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động

Tất cả nội dung cho trong hợp đồng cho thuê lại lao động được đưa ra là nhằm mục đích xác định quyền lợi cũng như nghĩa vụ của phía đơn vị cho thuê lại lao động đối với bên thuê lại lao động. Tuy nhiên điều này vẫn phải gắn liền với chính quyền và lợi ích của người lao động, vì thế dù tên gọi có khác nhau như quy định pháp luật đã chỉ rõ nội dung hợp đồng cần đảm bảo lợi ích, quyền lợi của người lao động.

Một số nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê lại lao động:

– Nơi làm việc, công việc cụ thể, vị trí việc làm của lao động thuê lại

– Các yêu cầu cụ thể chi tiết  với người lao động được thuê lại

– Thời hạn/ thời gian thuê lại lao động (bao lâu)

– Thời gian bắt đầu chính thức làm việc của người lao động (làm từ ngày nào)

– Thời giờ làm việc (thời gian làm việc trong ngày), thời giờ nghỉ ngơi

– Thông tin rõ về các điều kiện an toàn lao động và vệ sinh lao động ở chỗ làm việc

–  Nghĩa vụ của bên cho thuê lao động và bên thuê lại lao động đối với người lao động.

Hợp đồng cho thuê lại lao động cần nêu rõ quyền – lợi ích của 2 bên.

Điều kiện để ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động

Các yếu tố để cấu thành hợp đồng cho thuê lao động bao gồm:

– Doanh nghiệp/đơn vị/công ty có nhu cầu thuê lại lao động: đây được xem là điều kiện cần và điều kiện đầu tiên để có thể thiết lập HĐ cho thuê lao động

– Đơn vị – bên cho thuê lại lao động (đơn vị quản lý lao động)

– Người lao động (là yếu tố quan trọng của hợp đồng)

– Chi phí dịch vụ: là khoản tiền, số tiền mà bên thuê lại lao động sẽ phải chi trả cho bên cho thuê lao động.

– Văn bản có sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa bên thuê lại lao động và doanh nghiệp cho thuê lao động, quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia…

Xét về bản chất thì hợp đồng cho thuê lại lao động chính là 1 dạng hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, tức là hợp đồng thương mại và kinh doanh. Do đó tất cả những điều kiện đặt ra với 2 bên chủ thể được coi là điều kiện của chủ thể trong một mối quan hệ hợp đồng thương mại. Điều này cũng đã được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự hoặc Luật Thương mại…

Cả hai bên cần xem xét rõ các điều khoản, điều kiện và nội dung ghi trong Hợp đồng cho thuê lại lao động, khi đã nhất trí thì tiến hành ký kết. Còn nếu như trong nội dung hợp đồng vẫn còn thiếu thì cần bổ sung hoặc sửa đổi, 2 bên thống nhất để có quyết định cuối cùng.

Ngoài ra trong hợp đồng cho thuê lại lao động cần có dấu đỏ, ký và ghi rõ họ tên của đại diện 2 bên (bên cho thuê và bên thuê lại), đảm bảo tính pháp lý rõ ràng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *