Tìm hiểu về hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm

Hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm cho phép người lao động và người sử dụng lao động không cần tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy hợp đồng tạp vụ có được đóng bảo hiểm không? Và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm cho lao động trong các trường hợp nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này thì cùng tham khảo phân tích dưới đây để hiểu rõ hơn.

Hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm là gì?

Đóng bảo hiểm ở đây thường bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm do cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các trường hợp như thai sản, tai nạn lao động, ốm đau, mất việc làm, nghỉ hưu trí hoặc tử tuất…Khi đóng bảo hiểm cả người lao động đóng và doanh nghiệp sẽ phải hỗ trợ đóng thêm. 

Hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm có hiệu lực khi thời hạn HĐ dưới 1 tháng.

Hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm có thể hiểu là hợp đồng mà người lao động không phải đóng bảo hiểm cho người lao động cũng như người lao động không cần đóng bảo hiểm. Như vậy, lao động chỉ làm việc và nhận lương hàng tháng, không liên quan về mặt pháp luật về bảo hiểm, chế độ…chỉ cần thanh toán lương là xong.

Lĩnh vực thích hợp với dạng hợp đồng này là công việc tạp vụ, thuê ngắn hạn, thuê theo giờ hoặc theo ngày, không ký kết lâu dài…

Khi nào được ký hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm?

Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định rõ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng LĐ xác định thời hạn hay hợp đồng lao động theo mùa vụ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 12 tháng sẽ thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Từ 1/1/2021 trở đi thì Luật đã bỏ hợp đồng thời vụ, thay vào đó chỉ chấp thuận 2 hợp đồng là hợp đồng LĐ không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Lao động ký hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng thì không phải đóng bảo hiểm, nhưng nếu thời hạn hợp đồng đủ 01 tháng trở lên sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội, hợp đồng đủ 03 tháng trở lên (dưới 12 tháng) sẽ đóng đủ cả 3 bảo hiểm là: BNXH, BHYT và BHTN.

Đối với hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm thì phải đảm bảo 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1

Người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 1 tháng. Trường hợp này không cần ký hợp đồng và không phải đóng bảo hiểm.

Trường hợp 2

Đây cũng thuộc dạng hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm. Người lao động không phải do công ty trực tiếp tuyển dụng, không trực tiếp ký kết hợp đồng mà là thuê lại của bên khác. Tức là thuê theo hình thức cung ứng dịch vụ, thuê của bên cung ứng lao động. Lúc này doanh nghiệp và người lao động không có bất cứ mối liên hệ nào nên không cần đóng bảo hiểm.

Trường cả hai trường hợp này người LĐ lẫn người sử dụng LĐ không cần đóng bảo hiểm, đúng theo luật lao động quy định và không vi phạm luật.

Xử phạt hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm

Ngoài 2 trường hợp trên được quy định không cần đóng bảo hiểm. Ngoài ra tất cả bảo hiểm ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động thì người LĐ được tham gia hoặc bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm. Doanh nghiệp phải hỗ trợ đóng BH cho người lao động.

Do vậy nếu người sử dụng lao động (doanh nghiệp) mà không tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì dựa theo Điều 26 Nghị định 88/2015/NĐ-CP,  người sử dụng lao động đã sai phạm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức độ xử phạt hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm sai quy định sẽ tùy theo từng trường hợp vi phạm, cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc là phạt tiền từ 500 nghìn tới 1 triệu

Áp dụng với người LĐ có hành vi thỏa thuận với người sử dụng LĐ không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm TN.

Hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm áp dụng với công việc ngắn hạn.

Phạt tiền từ 12%- 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm

Phạt tiền nếu đối với hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm với mức từ 12-15% số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHTN  tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (không quá 75 triệu) trong các các hành vi sau:

+ Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội và BH thất nghiệp

+ Đóng sai mức (không đúng mức) bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp 

+  Đóng BHXH, BHTN nhưng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm

Phạt tiền từ 18%- 20% tiền bảo hiểm

Phạ 18-20% tổng số tiền đóng BHXH, BHTN (không quá 75 triệu) với người sử dụng LĐ không đóng bảo hiểm cho toàn bộ người LĐ thuộc diện tham gia bảo hiểm.

Nếu như bị phát hiện thì người bị xử phạt còn phải nộp số tiền bảo hiểm bắt buộc chưa đóng hay chậm đóng theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Như vậy ngoài các trường hợp được phép ký hợp đồng tạp vụ không đóng bảo hiểm thì ngoài ra khi không đóng bảo hiểm theo quy định, bên vi phạm không chỉ bị xử phạt tiền theo quy định pháp luật mà còn buộc phải nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng đến thời điểm hiện tại kèm theo số tiền lãi của số tiền bảo hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *